Nước thải từ ngành xi mạ chứa nhiều thành phần độc hại và phức tạp, bao gồm các kim loại nặng và hóa chất khác nhau. Các thành phần chính của nước thải xi mạ bao gồm:
1. Kim loại nặng
- Crôm (Cr)
- Niken (Ni)
- Đồng (Cu)
- Kẽm (Zn)
- Chì (Pb)
- Cadmi (Cd)
- Sắt (Fe)
2. Axit và bazơ
- Axit sulfuric (H2SO4)
- Axit nitric (HNO3)
- Axit clohydric (HCl)
- NaOH hoặc KOH dùng trong các quá trình làm sạch và xử lý bề mặt.
3. Chất hữu cơ
- Các hợp chất hữu cơ từ chất tẩy rửa, dầu mỡ và các phụ gia trong quá trình xi mạ.
4. Chất rắn lơ lửng (TSS - Total Suspended Solids)
- Các hạt kim loại, bụi, và các tạp chất không tan.
5. Các chất oxi hóa và khử
- Như hydrogen peroxide (H2O2), sodium hypochlorite (NaOCl).
6. Phosphate và silicate
- Từ các chất làm sạch và đánh bóng bề mặt kim loại.
Hệ thống xử lý nước thải xi mạ
1. Thu gom nước thải xi mạ đầu vào
Thực tế thì nước thải đầu vào có rất nhiều nguồn khác nhau như: nước thải trong các công đoạn sản xuất ; nước thải từ hoạt động sinh hoạt và làm việc của nhân viên; nước thải sinh hoạt tại nhà máy sản xuất ….Tất cả các loại nước thải này đều được gom lại vào một bể chứa gọi là bể gom nước thải. Tuy nhiên trong công đoạn thu gom nước thải sẽ tách riêng làm 3 nguồn khác nhau là:
+ Nước thải từ công đoạn ngâm và nhúng kim loại: Đây là loại nước thải đậm đặc và khó xử lý nhất.
+ Nước thải tạo ra trong quá trình thau rửa và vệ sinh bề mặt kim loại như: loại bỏ dầu mỡ, muối vô cơ bề mặt kim loại.
+ Nước thải từ quá trình rửa sạch bề mặt kim loại sau khi mài và đánh bóng.
2. Lọc thô các loại rác thải kích thước lớn
Các loại nước thải này được thu gom tại bể tập trung hoặc hố thu gom. Rồi tiến hành lọc thô nước thải bằng song chắn rác. Những loại rác có kích thước lớn, chất rắn lơ lửng đều sẽ được song chắn rác giữ lại. Phần nước thải sau khi lọc rác sẽ được chuyển qua bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm. Trong quá trình này tránh để xảy ra hiện tượng lắng cặn ở đáy bể điều hòa. Sử dụng thiết bị khuấy trộn liên tục. Vừa ổn định được độ pH lại không ảnh hưởng tới sự phát triển vi sinh vật trong đó.
3. Công đoạn keo tụ tạo bông nước thải xi mạ
Sau bể điều hòa, nước thải được bơm tới bể phản ứng, tại đây sẽ sử dụng các loại hóa chất keo tụ-tạo bông để quá trình lắng cặn được diễn ra nhanh hơn. Những bông cặn được tạo thành có kích thước lớn sẽ dễ dàng loại bỏ và dẫn sang bể chứa bùn thải. Phần nước sau khi loại bỏ bông cặn sẽ được đưa tới bể trung gian lọc tiếp bằng áp lực.
4. Công đoạn lọc nước thải xi mạ tại bể lọc áp lực
Nước thải tại bể lọc áp lực sẽ được xử lý triệt để các hợp chất hữu cơ còn tồn đọng. Các hợp chất không thể phân giải bằng quá trình sinh học hoặc khó tan, khó xử lý… Tại công đoạn này lớp lọc thường sử dụng các loại chất liệu như cát, sỏi, than hoạt tính….những loại vật liệu mang lại hiệu quả cao.
5. Công đoạn khử trùng nước thải xi mạ
Nước thải xi mạ sau khi đã được lọc tại bể áp lực sẽ tiếp tục chuyển qua bể khử trùng. Tại đây sẽ sử dụng các loại hóa chất khử trùng như chlorine để loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh vật có hại còn sót lại trong nước thải. Hoàn tất quá trình khử trùng này, quá trình xử lý nước thải xi mạ cũng được hoàn thành. Đáp ứng các tiêu chí được quy định trong giới hạn an toàn.
CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG ACE