GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

 1.Giấy phép môi trường là gì? Căn cứ pháp lý xin cấp Giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường là gì? là thủ tục pháp lý rất quan trọng bắt buộc không thể thiếu của các doanh nghiệp, xí nghiệp, khu chế xuất và khu công nghiệp trước khi được đi vào hoạt động chính thức, sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một công cụ của nhà nước để quản lý và nhằm kiểm soát tốt được mức độ ô nhiễm môi trường, đồng thời để bảo vệ môi trường cũng như đảm bảo được sự phát triển bền vững.

Giấy phép môi trường được quy định lần đầu tiên tại Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

 

 

 

 

 

 

Giấy phép môi trường là gì?
Giấy phép môi trường là gì?

 

 

 

 

 

 

2.Mục đích chính của giấy phép môi trường.

-Mục đích:

  • Để kiểm soát được chặt chẽ các nguồn phát thải ra môi trường xung quanh. Đảm bảo phải tuân thủ theo các quy chuẩn và tiêu chuẩn của môi trường
  • Phòng ngừa và hạn chế được tối đa các tác động xấu đến môi trường xung quanh trong quá trình sản xuất,vận hành của các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp.
  • Luôn đảm bảo được sự phát triển bền vừng của các hoạt động về kinh tế-xá hội trong điều kiện của luật bảo vệ môi trường.
  • Như vậy, giấy phép môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong công việc kinh doanh,sản xuất và quản lý được nguồn xả thải ra môi trường đồng thời cũng kiểm soát được môi trường xung quanh và phát triển bền vững.

3.Các đối tượng phải xin cấp Giấy phép môi trường

Căn cứ tại Điều 39, Luật Bảo vệ môi trường 2020, Quy định về các đối tượng phải xin cấp Giấy phép môi trường:

  •  Các dự án như dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh khí thải, nước thải, bụi xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý và xử lý theo quy định về quản lý chất thải trước khi đi vào vận hành chính thức.
  •  Dự án đầu tư khu sản xuất, kinh doanh, cơ sở dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực bắt đầu thi hành có mục tiêu về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
  •  Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không cần giấy phép môi trường.

4.Hồ sơ, quy trình xin cấp Giấy phép môi trường.

*Căn cứ tại Khoản 1, Điều 43, Luật Bảo vệ môi trường 2020, Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường bao gồm:

  •  Văn bản đề nghị cấp Giấy phép môi trường;
  •  Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường;
  •  Tài liệu pháp lý và hồ sơ kỹ thuật khác của Dự án/Cơ sở sản xuất kinh doanh

*Quy trình lập Giấy phép môi trường. Gồm các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Tư vấn hồ sơ pháp lý của Dự án đầu tư/Cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ;
  • Bước 3: Nộp hồ sơ;
  • Bước 4: Thẩm định hồ sơ;
  • Bước 5: Rà soát, kiểm tra thực tế tại Dự án đầu tư/Cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  • Bước 6: Trả kết quả (Hoàn thành cấp Giấy phép môi trường).

Giấy phép môi trường là gì

5.Nội dung Giấy phép môi trường

Căn cứ tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 40, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nội dung Giấy phép môi trường như sau:

Nội dung Giấy phép môi trường gồm: Thông tin chung về Dự án đầu tư/Cơ sở khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; ; yêu cầu về bảo vệ môi trường; nội dung khác (nếu có).

Nội dung cấp phép giấy phép môi trường bao gồm:

  •  Nguồn phát sinh nước xả thải, lưu lượng nước xả nước thải tối đa, dòng nước xả thải, các chất phóng xạ, ô nhiễm và mức giá trị giới hạn của những chất ô nhiễm theo dòng nước thải, vị trí, cách thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải.
  •  Nguồn phát sinh khí xả thải, dòng khí thải, lưu lượng xả khí thải tối đa, các chất xả thải ô nhiễm và giá trị giới hạn của những chất ô nhiễm theo dòng khí xả thải, vị trí và cách thức xả thải khí thải.
  •  Nguồn sản sinh và giá trị giới hạn đối với độ rung, tiếng ồn
  •  Công trình, mã chất thải nguy hại, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại và khối lượng được cho phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất xả thải nguy hại, địa bàn hoạt động của đối với Dự án đầu tư, Cơ sở được phép thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
  • Khối lượng, loại phế liệu được cấp phép nhập khẩu đối với Dự án đầu tư, cơ sở sản xuất. Cơ sở đang nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên vật liệu sản xuất.

 

 

 

 

 

 

Giấy phép môi trường là gì
Nội dung Giấy phép môi trường

 

 

 

 

 

 

6.Thời gian xin cấp phép của Giấy phép môi trường

Thời gian xin cấp phép của Giấy phép môi trường được quy định như sau: (Căn cứ tại Khoản 4, Điều 43, Luật Bảo vệ môi trường 2020, Hồ sơ được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ).

Không được quá 45 ngày đối với những giấy phép môi trường đang thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Không được quá 30 ngày đối với những giấy phép môi trường đang thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường từ Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

7.Thời hạn của Giấy phép môi trường

Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau: (Căn cứ tại Khoản 4, Điều 40, Luật Bảo vệ môi trường  2020)

  • Đối với dự án đầu tư nhóm I thời hạn của Giấy phép môi trường là 07 năm;
  •  Đối với cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ, dịch vụ tập trung, khu sản xuất, cụm công nghiệp đang hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực và thi hành có tiêu chí về môi trường như là dự án đầu tư nhóm I thời hạn của Giấy phép môi trường là 07 năm;
  • Đối với đối tượng không thuộc 2 nhóm trên như đã nói, thời hạn của Giấy phép môi trường là 10 năm;
  • Thời hạn của giấy phép môi trường cũng có thể sẽ ngắn hơn thời hạn được nêu như trên theo đề nghị của Chủ cơ sở, Chủ đầu tư dự án, Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu kinh doanh, sản xuất, cụm công nghiệp, dịch vụ tập trung.

Kết Luận

  • Như vậy, giấy phép môi trường là gì? có thể đã giúp bạn hiểu hơn một trong những công cụ rất quan trọng để nhà nước quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường xung quanh các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
  • Việc luôn tuân thủ theo các quy định trong giấy cấp phép môi trường sẽ góp một phần rất quan trọng trong công cuộc quản lý và bảo vệ môi trường nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường giúp thúc đẩy nền kinh tế và phát triển bền vững.

Dịch vụ hỗ trợ Lập hồ sơ cấp giấy phép môi trường cho các doanh nghiệp

  • Các thủ tục về đăng kí, xác nhận về GPMT sẽ rất nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn bao giờ hết khi các doanh nghiệp có thể tự tìm cho mình một công ty về lĩnh vực môi trường chuyên nghiệp được đào tạo cực kỳ chuyên sâu về các lĩnh vực liên quan đến các thủ tục về hồ sơ môi trường
  • Công ty TNHH Môi trường Xây dựng ACE luôn luôn tự hào vì đã, đang và sẽ nhận được rất nhiều sự tín nhiệm cũng như sự quan tâm từ các doanh nghiệp khắp nơi trên cả nước Việt Nam. Trải dài từ Bắc đến Nam trong các vấn đề về giải quyết các thủ tục Môi trường đặc biệt là những _Hồ sơ cấp phép môi trường_
  • Với những chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường và được đào tạo chuyên nghiệp.
  • ACE chúng tôi xin cam kết:
  • Thực hiện đúng theo quy trình, tiến độ, luôn theo sát và hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất Luôn đảm bảo đươch chất lượng kết quả hoàn thành đúng theo quy định của pháp luật.
  • Thông tin liên hệ với chúng tôi:
  • Công ty TNHH Môi trường Xây dựng ACE
  • Số điện thoại: 0988 838 831
  • Mail: acemoitruong@gmail.com

CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG ACE