Đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một phần không thể thiếu, nhằm bảo vệ môi trường xung quanh khỏi các tác động tiêu cực của hoạt động con người. Thông qua các quy trình ĐTM, chúng ta có khả năng tiến hành đánh giá môi trường một cách tỉ mỉ và dự đoán chính xác để hạn chế mức tối thiểu các tác động không mong muốn đối với nguồn nước, không khí, hệ sinh thái và các yếu tố môi trường khác. Vậy, Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là gì?

1.Khái niệm về Đánh giá tác động môi trường và căn cứ.

Khái niệm Đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), còn gọi là ĐTM, là một phần quan trọng của quy trình môi trường mà Chủ dự án cần thực hiện và trình cơ quan có thẩm quyền tại giai đoạn chuẩn bị dự án.

Đánh giá tác động môi trường đơn giản là một loại hồ sơ liên quan đến việc phân tích môi trường và dự đoán tác động của dự án đối với môi trường. Từ đó, có thể đề xuất các biện pháp để giảm thiểu tác động, đảm bảo bảo vệ môi trường trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.

Căn cứ lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường:

Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 17 tháng 11 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường

Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Báo cáo và đánh giá tác động môi trường(ĐTM)

Báo cáo và đánh giá tác động môi trường(DTM)

2.Các đối tượng lập Đánh giá tác động môi trường.

Đối tượng cần lập ĐTM

Căn cứ tại điều 30, Luật Bảo vệ môi trường 2020, quy định về dối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, cụ thể như sau:

– Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật BVMT 2020.

– Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật BVMT 2020.

– Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật BVMT 2020 thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện ĐTM.

Đối tượng cần thực hiện điều chỉnh/lập lại ĐTM

Bao gồm các dự án có thay đổi quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc các thay đổi khác gây tác động tiêu cực đến môi trường.

3.Cấp có thẩm quyền phê duyệt

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tổ chức thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc nhóm I và nhóm II, theo quy định tại Điều 35 của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Cụ thể như sau:

– Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật BVMT 2020

– Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4, Điều 28 của Luật BVMT 2020, thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Quốc phòng và Bộ Công an: Đảm nhận việc thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho các dự án đầu tư liên quan đến thông tin bí mật nhà nước về quốc phòng và an ninh.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo ĐTM cho các dự án đầu tư trong khu vực của họ, ngoại trừ những dự án thuộc diện được nêu trên. Nếu có dự án phải được thẩm định ĐTM, các Bộ và cơ quan ngang Bộ phải hợp tác với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại địa phương có dự án để thực hiện quy trình thẩm định Báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư nằm trong thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư của họ.

4.Thời điểm trình thẩm định

Báo cáo ĐTM là khi Dự án đầu tư đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi.

Các quy trình chuẩn đánh giá tác động môi trường (DTM)

Các quy trình chuẩn đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

5.Quy trình thực hiện Đánh giá tác động môi trường

Bước 1: Thu thập tài liệu và văn bản pháp lý của Dự án đầu tư.

Bước 2: Tiến hành khảo sát các điều kiện tự nhiên, bao gồm địa hình, vị trí địa lý và các yếu tố kinh tế – xã hội của khu vực mà Dự án đầu tư sẽ được thực hiện.

Bước 3: Tổ chức các cuộc tham vấn cộng đồng dân cư tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp bởi Dự án đầu từ.

Bước 4: Lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

Bước 5: Nộp hồ sơ ĐTM cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thẩm định và phê duyệt ĐTM.

Bước 6: Tổ chức Họp thẩm định Báo cáo ĐTM.

Bước 7: Chỉnh sửa và bổ sung ĐTM dựa trên ý kiến của Hội đồng thẩm định và biên bản họp.

Bước 8: Nộp hồ sơ sau chỉnh sửa và đợi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Quyết định ĐTM.

6. Nội dung chính của Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) tuân theo cấu trúc được quy định cụ thể tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bao gồm các yếu tố sau:

a.Thông tin cơ bản:

          – Xuất xứ của Dự án đầu tư.

          – Chủ dự án đầu tư.

          – Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư.

          – Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của Dự án.

          – Phương pháp Đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác nếu được sử dụng.

b.Sự phù hợp với quy hoạch và pháp luật:

          Sự phù hợp của Dự án đầu tư với các mức quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, vùng, tỉnh.

          Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác liên quan.

c.Đánh giá môi trường nền tại khu vực dự án

          – Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của khu vực xây dựng Dự án đầu tư.

          – Hiện trạng môi trường.

          – Nhận dạng các đối tượng bị tác động và yếu tố nhạy cảm về môi trường.

          – Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện Dự án đầu tư.

d.Đánh giá tác động môi trường giai đoạn thi công – xây dựng và giai đoạn vận hành Dự án đầu tư

         –  Tác động của việc chiếm dụng đất, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có).

          – Tác động liên quan đến chất thải (bụi, khí thải, nước thải, CTR,…) trong giai đoạn thi công – xây dựng và giai đoạn vận hành.

          – Tác động không liên quan đến chất thải (tiếng ồn, độ rung, đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, và yếu tố nhạy cảm khác) trong giai đoạn thi công – xây dựng và giai đoạn vận hành.

          – Tác động do sự cố, rủi ro trong giai đoạn thi công – xây dựng và giai đoạn vận hành.

e.Biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn thi công – xây dựng và giai đoạn vận hành

         - BPGT đối với việc chiếm dụng đất, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có).

         – BPGT đối với tác động liên quan đến chất thải (bụi, khí thải, nước thải, CTR,…) trong giai đoạn thi công – xây dựng và giai đoạn vận hành.

         – BPGT đối với tác động không liên quan đến chất thải (tiếng ồn, độ rung, đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, và yếu tố nhạy cảm khác) trong giai đoạn thi công – xây dựng và giai đoạn vận hành.

         – BPGT đối với tác động do sự cố, rủi ro trong giai đoạn thi công – xây dựng và giai đoạn vận hành.

f.Quản lý và giám sát môi trường:

         – Chương trình quản lý và giám sát môi trường giai đoạn thi công – xây dựng và giai đoạn vận hành.

g.Kết quả tham vấn:

         – Thực hiện tham vấn cộng đồng tại địa phương có thể chịu ảnh hưởng bởi dự án.

h.Kết luận, kiến nghị và cam kết:

Kết luận về tác động môi trường của Dự án đầu tư.

moi truong the ky

Kiến nghị và cam kết từ phía chủ Dự án đầu tư.

7.Chi phí thực hiện Đánh giá tác động môi trường   

Chi phí chính xác hiện tại sẽ khác nhau đối với từng loại hình của dự án và thuộc địa bàn quản lý của những đơn vị chức năng hay tỉnh thành khác nhau… Tuy nhiên sẽ có các loại chi phí phổ biến như sau:

          – Chi phí nhân công đi thực tế công trình,dự án thu thập thông tin và lấy mẫu môi trường nền;

          – Chi phí về việc phân tích các mẫu môi trường nền của dự án;

          – Chi phí lập báo cáo tổng quát của dự án;

          – Lệ phí để thẩm định hồ sơ dự án được quy định cụ thể theo từng địa phương;

          – Chi phí quản lý: sắp xếp nhân công dự án và di chuyển đi lại;

          – Chi phí cho việc tham vấn cộng đồng;

          – Chi phí đón tiếp đoàn thẩm định;

          – Chi phí in ấn giấy tờ hồ sơ;

          –  Thuế VAT.

           Ngoài ra có những vấn đề, về mức phạt doanh nghiệp,chủ dự án sẽ phải đối mặt nếu không thực hiện Đánh giá tác động môi trường(ĐTM).

          Phạt hành chính:

           Theo những quy định của Luật  Bảo vệ môi trường và các quy định cũng như luật liên quan:

         – Phạt từ 150 – 200 triệu VNĐ đối với những Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, bộ và cơ quan ngang Bộ (trừ Bộ Tài nguyên và Môi trường).

         – Phạt từ 200 – 250 triệu VNĐ với những Dự án thuộc phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

        Bắt buộc tạm dừng hoạt động dự án:

         Nếu việc hoạt động hoặc xây dựng của dự án không thực hiện đúng Báo cáo Đánh giá tác động môi trường ĐTM. Vi phạm các quy định về luật môi trường thì tùy vào tình tiết và mức độ mà quy định mà dự án sẽ phải bị bắt buộc tạm dừng hoặc thu hồi, ngừng hoạt động vĩnh viễn.

        Thiệt hại đối với doanh nghiệp:

         Không có cơ sở căn cứ để đầu tư và xây dựng nhất quán, dẫn đến không phù hợp với thực trạng kinh doanh, gây lãng phí tiền của, nhân sự và thời gian.

Báo giá làm giấy phép môi trường

Vì sao bạn nên lựa chọn ACE đơn vị cung cấp hỗ trợ làm giấy phép môi trường

KẾT LUẬN

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là việc rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái và môi trường xung quanh. Qua quá trình trên thì chúng ta có thể đo lường và đánh giá được những tác động trực tiếp nhằm đưa ra được những hướng khắc phục hậu quả và giảm thiểu các tác động tiềm năng của con người lên môi trường sống. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) giúp cho chúng ta đảm bảo được tương lai tươi sáng cho hành tinh và sự phát triển bền vững.

Quý khách đang có nhu cầu đánh giá tác động môi trường đo đạc và phân tích cũng như kiểm tra nước thải, không khí xung quanh các công trình dự án, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ sớm nhất và báo giá tốt nhất!

Với những chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường và được đào tạo chuyên nghiệp.

ACE chúng tôi xin cam kết:

         Thực hiện đúng theo quy trình, tiến độ, luôn theo sát và hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất Luôn đảm bảo được chất lượng kết quả hoàn thành đúng theo quy định của pháp luật.

Thông tin liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG ACE

Số điện thoại: 0988 838 831

Địa Chỉ: LK960 - DV22, Khu Đô thị Mậu Lương, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Gmail: acemoitruong@gmail.com

Website: https://acemoitruong.com

ACE MÔI TRƯỜNG

Chân thành – Uy tín – Sáng tạo