Đối tượng cần xin cấp giấy phép khai thác nước mặt là?
Dự án sản xuất nông nghiệp và nuôi trong thủy sản với quy mô 0,1m3/ngày đêm trở lên.
Dự án kinh doanh và dịch vụ với quy mô từ 10 m3/ngày đêm trở lên.
Dự án phát điện có công suất lắp máy từ 50kw trở lên.
Dự án khai thác và sử dụng nước biển để sản xuất kinh doanh với quy mô từ 10.000 m3/ngày đêm.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển bao gồm những tài liệu nào?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành);
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ (trừ mục đích khai thác, sử dụng nước cho thủy điện);
d) Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.
Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, nước biển, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;
b) Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép. Trường hợp điều chỉnh quy mô công trình, phương thức, chế độ khai thác sử dụng nước, quy trình vận hành công trình thì phải kèm theo đề án khai thác nước;
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ (trừ mục đích khai thác, sử dụng nước cho thủy điện);
3. Mẫu đơn, nội dung đề án, báo cáo được lập theo Mẫu 05, Mẫu 06, Mẫu 07, Mẫu 08, Mẫu 28, Mẫu 29, Mẫu 30, Mẫu 31, Mẫu 32, Mẫu 33 và Mẫu 34 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép;
- Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành);
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ (trừ mục đích khai thác, sử dụng nước cho thủy điện);
- Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.
Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, nước biển, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Thời hạn của giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời hạn của giấy phép
1. Thời hạn của giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 03 năm, tối đa là 10 năm;
b) Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là 02 năm và được xem xét gia hạn 01 làn, thời gian gia hạn không quá 01 năm;
c) Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.
Theo đó, Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 03 năm, tối đa là 10 năm.
Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt hiện nay được quy định như thế nào?
Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt hiện nay được quy định tại mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP
Trường hợp cấp lại giấy phép:
Khi giấy phép bị mất, rách hoặc hư hỏng.
Thay đổi tên chủ giấy phép trong trường hợp chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.
CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG ACE