Đăng kí môi trường với cơ sở nuôi trồng thủy hải sản
10,000,000 Vnđ |

Đăng kí môi trường với cơ sở nuôi trồng thủy hải sản

 Đăng ký môi trường là gì?

Căn cứ theo Khoản 9 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường (có hiệu lực ngày 01/01/2022) đã giải thích khái niệm này như sau: “Đăng ký môi trường là việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là dự án đầu tư, cơ sở)”.

Các đối tượng đăng ký môi trường

Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, sản xuất, quy mô,... cơ quan Nhà nước sẽ quy định các đối tượng cần thực hiện hồ sơ đăng ký hay được miễn giấy đăng ký. Cụ thể như sau:

Đối tượng miễn đăng ký bảo vệ môi trường

- Khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường quy định đối tượng miễn đăng ký bao gồm:

· Dự án an ninh, quốc phòng thuộc bí mật nhà nước.

· Dự án đầu tư, hay cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi đi vào vận hành không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh với khối lượng nhỏ, được xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định bởi chính quyền địa phương.

Đối tượng khác

Tùy loại hình, quy mô sản xuất,... sẽ được miễn giấy xác nhận đăng ký môi trường

Đối tượng bắt buộc phải đăng ký

Đối tượng bắt buộc phải đăng ký môi trường theo Khoản 1 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo quy định bao gồm:

· Dự án có phát sinh chất thải không thuộc nhóm đối tượng I, II và III phải có giấy phép môi trường.

· Cơ sở hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (có hiệu lực ngày 01/01/2022) có phát sinh chất thải không thuộc nhóm đối tượng I, II và III phải có giấy phép môi trường.

Quy định về đăng ký môi trường

Tuân thủ và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường là một trong những yếu tố cần được quan tâm hàng đầu. Do đó, các cá nhân/tổ chức cần lưu ý những quy định sau để làm thủ tục đăng ký môi trường.

Thẩm quyền tiếp nhận đăng ký môi trường

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi triển khai dự án là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hồ sơ bảo vệ môi trường. Đối với các dự án đầu tư, cơ sở trên địa bàn có từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên, chủ dự án sẽ được quyền chọn Ủy ban nhân dân cấp xã để đăng ký.

Các cách thức đăng ký môi trường hiện nay

Khi có nhu cầu đăng ký, chủ dự án đầu tư, cơ sở có thể gửi hồ sơ thông qua các hình thức:

· Trực tiếp

· Qua đường bưu điện

· Nộp bản điện tử qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Một số hình thức đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Nội dung về hồ sơ đăng ký

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020, nội dung về hồ sơ đăng ký gồm có:

· Thông tin chung về dự án.

· Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, công nghệ và nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng (nếu có).

· Loại chất thải và khối lượng chất thải phát sinh khi vận hành.

· Phương án quản lý, thu gom và xử lý chất thải theo quy định.

· Cam kết sẽ thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo quy định.

· Thời điểm chủ các dự án, cơ sở nên đăng ký môi trường

Để đăng ký, dự án có phát sinh chất thải cần nằm trong đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và phải đăng ký trước khi vận hành chính thức.

Nếu dự án đầu tư không thuộc nhóm đối tượng I, II và III cần đánh giá tác động môi trường và phải thực hiện đăng ký trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng (nếu cần phải có giấy phép xây dựng theo quy định) hoặc trước khi xả chất thải ra môi trường (đối với trường hợp không phải có giấy phép xây dựng theo quy định).

Đối với cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ,... hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thì thời gian làm hồ sơ là 24 tháng kể từ ngày 01/01/2022 (hạn chót 01/01/2024) theo quy định về đăng ký môi trường.

Quyền, nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường

Theo Điều 47 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường và đăng ký môi trường như sau:

Quyền của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường và đăng ký môi trường

Chủ dự án được cấp giấy phép môi trường sẽ được đảm bảo các quyền lợi sau đây:

· Thực hiện các nội dung đã được cấp phép, quy định trong giấy phép môi trường.

· Được đề nghị điều chỉnh, cấp đổi, cấp lại giấy phép môi trường.

· Các quyền khác theo quy định, khuôn khổ của pháp luật.

· Quyền của chủ dự án khi được cấp giấy phép môi trường

Nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường

Chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường theo Khoản 2 Điều 47 Luật Bảo vệ môi trường 2020 cần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ sau:

Thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu về kế hoạch bảo vệ môi trường có trong giấy phép. Trường hợp có sự thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp, chủ dự án phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép xem xét và giải quyết.

Nộp phí thẩm định cấp, điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường.

Thực hiện đúng quy định về vận hành, thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án theo quy định tại Điều 46 của Luật Bảo vệ môi trường.

Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.

Công khai giấy phép môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Cung cấp các thông tin khác có liên quan theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm tra, thanh tra.

Một số nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 

CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG ACE

HẠNG MỤC LIÊN QUAN